Thời sự

Di chúc thiêng liêng của Bác mãi soi sáng con đường Cách mạng Việt Nam

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta bản Di chúc lịch sử thiêng liêng, một nguồn sức mạnh có giá trị trường tồn, mãi soi sáng con đường Cách mạng Việt Nam.

55 năm thực hiện Lời căn dặn của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh. 

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Ảnh: Trần Mai Hưởng-TTXVN
Thực hiện và khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Từng bước ổn định và phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học. Trong ảnh: Phi công Phạm Tuân, người đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1973. Năm 1980, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam sau chuyến bay vào vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.V. Gorbatko. Ông cũng trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lenin. 
Ảnh: Tiến Dũng - TTXVN
Lễ ký kết Hiệp định thương mại Trung - Việt và Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc ở biên giới hai nước Trung Quốc – Việt Nam tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 7/11/1991, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (5 - 10/11/1991). 
Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
Đêm 11/7/1995, tại Nhà Trắng ở Washington D.C, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đọc tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của cả hai bên, có ý nghĩa đặc biệt, mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. 
Ảnh: TTXVN phát
Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei) diễn ra Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN chào mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức. 
Ảnh: Trần Sơn - TTXVN
Sau 11 năm kiên trì đàm phán, ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Trong ảnh: Trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn bản kết nạp Việt Nam vào WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển trong buổi Lễ kết nạp CHXHCN Việt Nam vào WTO, ngày 7-11-2006, tại Geneva, Thụy Sỹ.
 Ảnh: AFP-TTXVN phát
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023”. 
Ảnh: Trí Dũng –TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự sáng 19/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh. 
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Chiều 20/6/2024, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. 
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Sáng 7/3/2024, tại thủ đô Canberra, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese và chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước. 
Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội, lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan, ngày 26/11/2019. 
Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Nhà máy thủy điện Sơn La gồm 6 tổ máy, tổng công suất 2.400 MW được khánh thành cuối tháng 12/2012, là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á do Việt Nam tự thiết kế, thi công. 
Ảnh: Đức Tám – TTXVN
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tạo môi trường và động lực cho phát triển cho kinh tế - xã hội của đất nước. Trong ảnh: Dây chuyền lắp ráp xe Mazda của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải trong Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). 
Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp. Trong ảnh: Thu hoạch lúa Hè Thu sớm tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 
Ảnh: Duy Khương- TTXVN
Ngành Giao thông vận tải đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong đó có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội).
Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
Ngành Y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đánh dấu bước phát triển của y học Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng. Trong ảnh: Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế).
 Ảnh: TTXVN phát
Thân Thế Công (bên phải), học sinh lớp 12 chuyên Vật lí, Trường THPT Chuyên Bắc Giang là thí sinh duy nhất của Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi Olympic Vật lí châu Á (APhO) năm 2024 được tổ chức tại Malaysia. Đây là kết quả của cả quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của Công, góp phần vào thành tích chung của đội tuyển quốc gia Việt Nam trên đấu trường khu vực. 
Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN
Việt Nam có nhiều di tích và loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản của nhân loại. Trong ảnh: Ngày 30/9/2009, UNESCO chính thức ghi danh Dân ca Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành Huy chương Vàng SEA Games 31 
Ảnh: Hoàng Linh - TTXVN
Công an xã Vân Trung (Việt Yên, Bắc Giang), đơn vị vinh dự là một trong 75 điển hình tiến tiến trong học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, được Bộ Công an tuyên dương tháng 3/2023. 
Ảnh: Danh Lam – TTXVN
TTXVN

Xem thêm