An sinh

Góp phần thay đổi cách nghĩ, cách nhìn với người mù trong cộng đồng xã hội

Ngày 17/4/1969 là mốc son, dấu ấn lịch sử, bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển bình đẳng, hạnh phúc của người mù Việt Nam.

Hỗ trợ người mù học chữ nổi
Ảnh: TTXVN

Hội ra đời nhằm tập hợp người mù trên cả nước tham gia vào tổ chức Hội để được chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần. Được học chữ, học nghề, tạo việc làm, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao… đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn đối với người mù của cộng đồng xã hội.

Nhận định về sự phát triển của Hội Người mù trong 56 năm qua, ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội cho biết: Sự ra đời của Hội là một dấu ấn lịch sử, một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc của người mù. Hội đã thực sự là mái nhà chung, chỗ dựa tin cậy của người mù cả nước. Với phương châm tự thân vận động, sự nghiệp của Hội phải do cán bộ, hội viên xây dựng nên, lấy con đường văn hoá, mở các lớp dạy chữ, dạy nghề để tập hợp hội viên, thành lập các tổ chức cơ sở, lấy lao động sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao đời sống người mù; đến nay, Hội đã có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương với 58 tỉnh, thành phố có tổ chức hội và 72.714 hội viên.

Một số hội viên Hội Người mù Bắc Ninh đang làm thủ công mỹ nghệ
Ảnh: Hội Người mù Việt Nam

Cả nước hiện có 384 cơ sở sản xuất tập trung với 4.099 lao động. Ngoài ra, có 1.087 tổ nhóm xoa bóp do hội viên tự quản lý, thu hút 3.462 lao động. Các cơ sở hoạt động dưới các mô hình hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, trung tâm người mù, với các ngành nghề đa dạng như làm tăm, chổi, hương, đan lát, nuôi ong, xoa bóp bấm huyệt. Mức thu nhập bình quân của lao động thủ công đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng, nghề xoa bóp bấm huyệt đạt 3,6 triệu đồng/người/tháng, đối với người có tay nghề cao thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng. Tổng doanh thu năm nay đạt 168 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ cơ sở tẩm quất xoa bóp tăng 8,848 tỷ đồng, đạt 105,2 tỷ đồng.

Trung ương Hội tiếp tục triển khai chương trình vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người mù và người khuyết tật. Năm 2024, Hội được bổ sung hơn 118 triệu đồng từ nguồn lãi vay, nâng tổng số vốn quản lý lên 52,73 tỷ đồng, trong đó 18,99 tỷ đồng là vốn thu hồi để cho vay lại. Chương trình đã hỗ trợ 1.281 dự án, tại 54 tỉnh, thành phố tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 2.533 lao động. Ngoài ra 23 tỉnh, thành hội đã huy động thêm 19,453 tỷ đồng từ các nguồn vốn địa phương và nguồn khác để thực hiện 399 dự án. Hàng vạn hội viên đã cùng gia đình sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn, được Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Hội xuống còn 10,25%.

Nhiều buổi phổ biến chính sách, pháp luật và tư vấn, hỗ trợ pháp lí về lao động, việc làm, y tế đã được tổ chức cho hội viên
Ảnh: Hội Người mù Việt Nam

Năm 2024, toàn Hội đã vận động hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nguồn kinh phí tự có của các đơn vị, giúp 276.721 lượt hội viên với tổng số tiền 157,189 tỷ đồng. Đặc biệt sau cơn bão số 3 Yagi và trận lũ lịch sử đã gây thiệt hại tại các tỉnh miền Bắc, các tổ chức và cá nhân hảo tâm đã hỗ trợ người mù bằng tiền và 1.675 suất quà trị giá 1,096 tỷ đồng. Chương trình xây, sửa nhà đại đoàn kết cho hội viên người mù cũng đạt hiệu quả. Trong năm 2024, hỗ trợ làm mới 121 căn nhà và sửa chữa 135 căn nhà tổng kinh phí 11,729 tỷ đồng.

Hội tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch và điệu kiện vệ sinh, cụ thể: 62.577 hội viên được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 57.592 hội viên được sử dụng nước sạch; 54.088 hội viên có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Công tác phụ nữ, trẻ em được Hội triển khai có hiệu quả qua các chương trình: Chung tay hỗ trợ “mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở, chương trình tặng quà, trợ cấp khó khăn, các buổi gặp mặt, giao lưu, tập huấn, hội thảo, diễn đàn, hội thi… đã giúp các hội viên có thêm kiến thức, kĩ năng, tự tin thể hiện khả năng, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với tổ chức Hội và cộng đồng.

Hướng dẫn pha chế nước giải khát cho hội viên
Ảnh: Hội Người mù Việt Nam

Thông qua hàng nghìn lớp học chữ, học nghề, hàng chục nghìn người mù đã đọc thông, viết thạo, gần 800 hội viên trẻ có trình độ đại học và trên đại học, hàng nghìn em đang học phổ thông. Năm 1024, 28 đơn vị đã phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức tài trợ để tổ chức 55 lớp xóa mù chữ cho 493 hội viên; 69 lớp học dành cho 361 trẻ em khiếm thị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, toàn Hội tổ chức 31 lớp đào tạo về Tin học văn phòng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các phần mềm hỗ trợ cho 308 học viên nhằm nâng cao năng lực làm việc của hội viên và các cấp Hội. Trung ương Hội cũng xây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án do tổ chức quốc tế tài trợ, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành hội nhận được sự giúp đỡ thiết thực...Thông qua hàng nghìn lớp học chữ, học nghề, hàng chục nghìn người mù đã đọc thông, viết thạo, gần 800 hội viên trẻ có trình độ đại học và trên đại học, hàng nghìn em đang học phổ thông.

Năm 1024, 28 đơn vị đã phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức tài trợ để tổ chức 55 lớp xóa mù chữ cho 493 hội viên; 69 lớp học dành cho 361 trẻ em khiếm thị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, toàn Hội tổ chức 31 lớp đào tạo về Tin học văn phòng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các phần mềm hỗ trợ cho 308 học viên nhằm nâng cao năng lực làm việc của hội viên và các cấp Hội. Trung ương Hội cũng xây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án do tổ chức quốc tế tài trợ, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành hội nhận được sự giúp đỡ thiết thực...

Thời gian tới, đặc biệt là năm 2025, đất nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại, Trung ương Hội và các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tăng cường công tác xóa mù chữ, hỗ trợ học sinh, sinh viên khiếm thị, tháo gỡ khó khăn về sách giáo khoa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích hội viên sử dụng chữ Braille, tham gia các cuộc thi đọc, viết chữ Braille. Các cấp Hội chủ động tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao, tìm hiểu lịch sử, tạo không khí sôi nổi trong các ngày lễ lớn của đất nước.

Đại diện Hội Người mù tỉnh Bình Định và nhà tài trợ thăm, tặng quà hội viên Nguyễn Văn Dân ở huyện An Nhơn
Ảnh: Hội Người mù Việt Nam

Cùng đó, Hội tiếp tục quan tâm, hướng dẫn các tỉnh, thành Hội thực hiện kế hoạch cho vay vốn và điều phối vốn tại các địa phương để tối đa hoá hiệu quả sử dụng; kiểm tra việc thực hiện dạy nghề, tạo việc làm, vốn vay, khảo sát đời sống hội viên tại một số tỉnh, thành; phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tháo gỡ khó khăn trong chương trình vay vốn; phát triển thêm nghề mới hoặc mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh Hội để tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển cơ sở sản xuất tập trung, đặc biệt là cơ sở xoa bóp và thủ công do Hội quản lý.

Một trong những nhiệm vụ tiếp theo là Hội tiếp tục các chương trình hỗ trợ trẻ em mù - đa tật, trẻ em khiếm thị, phụ nữ mù; mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em khiếm thị, giúp họ nâng cao kỹ năng, xóa bỏ mặc cảm và hòa nhập cộng đồng.../.

Phúc Hằng

Xem thêm