Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam phát triển vững chắc là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh và giàu bản sắc; gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người.
Tiến sỹ Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Để xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải xác lập được hệ giá trị. Có thể nói, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.
Tiến sỹ Trần Tuyết Ánh cũng nêu rõ: Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, khoa học trên thế giới có phát triển hiện đại, tối tân, vượt bậc, nhưng các giá trị như giáo dục, đạo đức, ứng xử văn hoá gia đình, tình cảm yêu thương, chăm sóc, chia sẻ đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình để mỗi thành viên vượt qua trở ngại, thăng trầm của cuộc sống không gì có thể thay thế được. Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội, bảo đảm cho dòng chảy phát triển bền vững của đất nước, là yếu tố đầu vào quan trọng để triển khai chính sách, thụ hưởng chính sách.
Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam phát triển vững chắc là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh và giàu bản sắc; gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người. Đó cũng chính là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường với những con người Việt Nam có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ trí tuệ, tài năng để nước ta hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, song vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc. Đó cũng là nền tảng cơ bản, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới đưa Nghị quyết ĐH XIII vào cuộc sống.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Hoa, Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nêu rõ, văn hóa gia đình là một trong những cốt lõi của văn hóa Việt Nam, là nơi khởi nguồn sinh ra và nuôi dưỡng con người trưởng thành. Trong giai đoạn hiện nay, các giá trị cốt lõi của gia đình cần được chú trọng, gìn giữ và phát triển trong thời kỳ mới dựa trên các chức năng cơ bản của gia đình Việt Nam. Đó là các chức năng về kinh tế/ sản xuất với giá trị hướng tới là ấm no; chức năng tâm lý, tình cảm hướng tới giá trị hạnh phúc; chức năng sinh đẻ nuôi dưỡng và chăm sóc và chức năng xã hội hóa/ giáo dục của gia đình hướng tới giá trị tiến bộ và bình đẳng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Hoa có đề cập đến 4 giá trị của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh.
Về giá trị ấm no, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Hoa, cho rằng, giá trị này được thể hiện bởi sự no đủ, đầy đủ về vật chất, điều kiện sống cho mỗi thành viên của gia đình, được đo bằng chất lượng cuộc sống của gia đình với các biểu hiện về kinh tế - vật chất và thể chất. Trên thực tế, gia đình Việt Nam đã cơ bản đạt tới sự ấm no với những kết quả đáng khích lệ từ các chương trình xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội từ sau khi đổi mới. Giá trị ấm no trong thời kỳ mới đòi hỏi các chính sách, chiến lược phát triển gia đình phải đáp ứng được yêu cầu đầy đủ về vật chất, cơ sở hạ tầng, cải thiện tiện nghi sinh hoạt và môi trường sống của mỗi gia đình.
Tiếp theo là giá trị hạnh phúc. Đó là sự là sự sẻ chia, là tình yêu thương gắn bó của những người thân thiết hay hạnh phúc đơn giản chỉ là sự hài lòng của bản thân mỗi người trong những điều kiện, bối cảnh cụ thể. Theo quan niệm của người Việt Nam, hạnh phúc gia đình là sự yêu thương, chăm sóc, chăm lo nuôi dưỡng, giáo dục con cháu, kính trọng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; là cuộc sống đủ đầy vả về vật chất và tinh thần.
Giá trị hạnh phúc được biểu hiện rõ nét thông qua các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Có những mối quan hệ được coi là chuẩn mực cha từ con hiếu, cũng có mối quan hệ cởi mở hơn trong xã hội hiện đại nhưng từ chung lại, sự ấm áp, gần gũi trong các mối quan hệ của gia đình tạo cho mỗi thành viên cảm nhận được hạnh phúc trong vòng tay của người thân, gia đình. Các giá trị kính trọng, chăm sóc người già, trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ hay của con trẻ với gia đình, coi trọng, ưu tiên mối quan hệ họ hàng, dòng tộc đến nay vẫn còn khẳng định và chiếm ưu thế.
Còn giá trị tiến bộ được cụ thể hóa bằng sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhất là bình đẳng nam và nữ được thể hiện rõ nét trong văn hóa gia đình Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, gia đình Việt Nam vẫn luôn coi trọng giá trị bình đẳng trong các mối quan hệ. Giá trị bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được đề cao trong mọi công việc của gia đình: làm việc nhà, nuôi dạy và chăm sóc con, kinh tế và thu nhập, nghĩa vụ và trách nhiệm hay các hoạt động đối ngoại của gia đình. Trong mối quan hệ cha mẹ và con; ông bà và con, cháu, giá trị bình đẳng được thể hiện với sự lắng nghe, chia sẻ, cảm thông để đạt tới sự thấu hiểu và tôn trọng. Gia đình tiến bộ được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và bình đẳng trong tất cả các mối quan hệ.
Giá trị tiến bộ, bình đẳng được thể hiện trong việc tự do lựa chọn bạn đời, tham gia sản xuất và hưởng thụ thành quả lao động, ngăn chặn bạo lực gia đình và những bất công, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Nếu trẻ em được giáo dục, dạy bảo từ nhỏ trong một gia đình nề nếp, hạnh phúc thì lớn lên sẽ trở thành một người có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Lối sống của gia đình cũng đang hòa vào cùng với những thay đổi của xã hội trong bối cảnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa...Trong mối quan hệ cha mẹ và con; ông bà và con, cháu, giá trị bình đẳng được thể hiện với sự lắng nghe, chia sẻ, cảm thông để đạt tới sự thấu hiểu và tôn trọng. Gia đình tiến bộ được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và bình đẳng trong tất cả các mối quan hệ.
Giá trị tiến bộ, bình đẳng được thể hiện trong việc tự do lựa chọn bạn đời, tham gia sản xuất và hưởng thụ thành quả lao động, ngăn chặn bạo lực gia đình và những bất công, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Nếu trẻ em được giáo dục, dạy bảo từ nhỏ trong một gia đình nề nếp, hạnh phúc thì lớn lên sẽ trở thành một người có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Lối sống của gia đình cũng đang hòa vào cùng với những thay đổi của xã hội trong bối cảnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa...
Giá trị văn minh của gia đình được thể hiện trên nhiều phương diện. Trước hết là những ứng xử, giao tiếp văn minh trong gia đình, các biểu hiện của sự tôn trọng, chia sẻ, thực hiện các quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nhưng luôn đề cao giá trị đạo đức, nhân cách của con người. Gia đình văn minh luôn chú trọng nâng cao các giá trị giao tiếp ứng xử đạt tới mức độ văn minh, hòa vào nhịp sống của xã hội đương đại và môi trường tự nhiên. Đồng thời tiếp thu các giá trị mới từ bên ngoài để bổ sung, điều chỉnh các phương thức ứng xử, giao tiếp, các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình văn minh sẽ gạn lọc những mối quan hệ, cách ứng xử không còn phù hợp như các định kiến về vai trò, mối quan hệ được coi là rào cản trong phát triển như bạo lực gia đình; việc xét nét, định kiến giữa mẹ chồng – nàng dâu, áp đặt của cha mẹ với con cái.../.
- Từ khóa:
- Hệ giá trị
- quốc gia
- gia đình
- tiến bộ
- hạnh phúc