Xã hội

Miền Nam vươn mình mạnh mẽ sau 50 năm thống nhất

50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều địa phương phía Nam vươn lên trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam.

50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ hàng đầu cả nước.

Nhiều địa phương phía Nam vươn lên trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam. Hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, giáo dục không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng. Không chỉ kinh tế, diện mạo xã hội các tỉnh phía Nam cũng thay đổi rõ nét; đời sống nhân dân được nâng cao, an sinh xã hội được chú trọng, bản sắc văn hóa Nam Bộ được gìn giữ và phát huy. 

Dinh Độc Lập ngày nay trở thành di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn vàng son về ngày 30/4/1975, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là ý nghĩa của tên gọi ngày nay của công trình này là Hội trường Thống nhất.
Ảnh: TTXVN phát.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN.
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch đầu tàu của cả nước rực sáng trong đêm.
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đội tàu của ngư dân Ninh Thuận neo đậu tại Cảng cá Mỹ Tân (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải).
Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty thủy sản thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN.
Một giàn khai thác dầu khí của Liên danh Việt - Nga Vietsovpetro ngoài khơi thành phố Vũng Tàu.
Ảnh: TTXVN phát.
Hơn 18 km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 (Km3+420) đến nút giao Nguyễn Văn Tạo (Km21+850) nối tỉnh Long An với tỉnh Đồng Nai đi qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành và thông xe vào dịp 30/4/2025.
Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN.
Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về phía Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Ảnh: Trung Nguyên - TTXVN.
Cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2 là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1, đây là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN.
Dây chuyền hàn vỏ xe bằng robot tại Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất ô tô THACO MAZDA tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) – một trong những khu kinh tế thu hút đầu tư lớn của khu vực miền Trung.
Ảnh: Danh Lam – TTXVN.
Nghi lễ cúng Cầu an tại tháp chính Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).
Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN.
Ngày hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ ở Sóc Trăng là biểu hiện của sự phát triển văn hóa dân tộc và niềm vui chiến thắng.
Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN.

Tin liên quan

Xem thêm