Lễ hội mở đầu bằng lễ dâng hương và tế Cáo yết ngày 12/9, kết thúc ngày 22/9 với lễ rước bộ, lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của lễ hội diễn ra tập trung từ ngày 18 - 22/9 (tức 16 - 20/8 âm lịch).
Ngày 13/8, tại phiên họp thường kỳ tháng 8 (lần 4), các thành viên UBND tỉnh đã thống nhất thông qua kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 12 - 22/9 (ngày 10 - 20/8 âm lịch) tại 2 khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ truyền thống.
Lễ hội mở đầu bằng lễ dâng hương và tế Cáo yết ngày 12/9, kết thúc ngày 22/9 với lễ rước bộ, lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của lễ hội diễn ra tập trung từ ngày 18 - 22/9 (tức 16 - 20/8 âm lịch).
Năm nay, Ban tổ chức trưng bày cổ vật với chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương” vào ngày 19/9 gồm: Trưng bày về di tích, danh thắng, danh nhân thời Trần; cổ vật tiêu biểu thời Trần và những phát hiện khảo cổ học thế kỷ XIII-XIV… Ban tổ chức trao giải Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024”.
Lễ tưởng niệm 724 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 sẽ diễn ra tối 18/9 với chương trình nghệ thuật đặc sắc kết hợp công nghệ hiện đại nhằm quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích đang trong quá trình Hải Dương cùng Quảng Ninh, Bắc Giang làm hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới trình UNESCO ghi danh.
Năm nay, Hải Dương tiếp tục tổ chức Tuần Văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại với các gian hàng trưng bày sản phẩm du lịch, nông sản đặc trưng, sản vật của địa phương, hiệp hội, làng nghề trong tỉnh và một số tỉnh bạn...
Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu lễ hội phải tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa tốt hơn nữa hình ảnh của Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, xúc tiến du lịch, thương mại, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc thù địa phương.
Cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm, không để xảy ra hiện tượng mê tín, dị đoan, chèo kéo, chèn ép khách; ngăn chặn tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản, lừa đảo trá hình trong khu vực lễ hội.
Hải Dương đang tuyên truyền trực quan bằng panô, băng rôn, khẩu hiệu… trên trục đường chính tại thành phố Hải Dương, Chí Linh và các tuyến đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; in ấn, phát hành ấn phẩm văn hóa (tờ rơi, tờ gấp, sách ảnh tuyên truyền, phim tư liệu về giá trị khu di tích, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc...).
Ban tổ chức triển khai điểm quét mã QR giới thiệu, quảng bá về di tích, danh nhân, lễ hội...; chỉnh trang khu vực giới thiệu, thưởng trà tại hồ sen Kiếp Bạc và một số địa điểm khác ở chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, nhà khách Côn Sơn, Kiếp Bạc…
Ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đang chuẩn bị hoa đăng bằng chất liệu thân thiện môi trường và ấn Đức thánh Trần để phát cho nhân dân.
Trong ngày 12 - 13/8, đoàn chuyên gia Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS), tổ chức tư vấn cho UNESCO về di sản thế giới đã khảo sát, thẩm định các di tích, danh thắng tại Hải Dương đề cử trong bộ hồ sơ trình UNESCO.../.
- Từ khóa:
- Lễ hội mùa Thu
- Côn Sơn - Kiếp Bạc
- năm 2024