Thời sự

Những dấu mốc quan trọng trong đàm phán Hiệp định Geneva

Hiệp định Geneva là một dấu mốc lịch sử quan trọng mang ý nghĩa thời đại, một thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở Việt Nam.

Ngày 8/5/1954, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva là một dấu mốc lịch sử quan trọng mang ý nghĩa thời đại, một thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Đó là, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm