Thời sự

Hiệp định Geneva 1954 - mốc son lịch sử mang ý nghĩa thời đại.

Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết.

Ngày 8/5/1954, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve là một dấu mốc lịch sử quan trọng mang ý nghĩa thời đại, một thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Đó là, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. 

Ngày 4/5/1954, Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, đến Geneva (Thụy Sĩ) tham dự Hội nghị Geneva về Đông Dương, sau những diễn biến tích cực về chiến thắng của quân đội Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Lá cờ đỏ sao vàng treo tại Trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva (Thụy Sĩ), năm 1954. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiều 7/5/1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Nam chiều 7/5/1954 được truyền đến Geneva và ngay sáng sớm ngày 8/5 (giờ Geneve), vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn nghị sự.
 Ảnh: Tư liệu TTXVN
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tại phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, sáng 8/5/1954 với tư thế của một dân tộc chiến thắng.
 Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đoàn đại biểu Công hội và Nhà báo Algeria gặp Phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (1954), bày tỏ tình hữu nghị và tinh thần đoàn kết đấu tranh cho hòa bình của Việt Nam. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 19/7/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở Phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sĩ) để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Vào lúc 24 giờ ngày 20/7/1954 (giờ Geneva), tức sáng 21/7/1954 (giờ Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25/9/1954).
 Ảnh: Tư liệu TTXVN
Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên (Hà Nội) để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sáng 10/10/1954, bộ đội ta từ các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cuộc họp báo của Ủy ban quốc tế kiểm tra và giám sát đình chiến ở Việt Nam tại Hải Phòng vào 14g30 chiều 13/5/1955 để thông báo về việc thực hiện Hiệp định Geneva trong thời gian 300 ngày trước đó. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, thực hiện ý đồ áp đặt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới tại miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Dân tộc Việt Nam lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gian khổ kéo dài hơn 20 năm để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với Đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN 
TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm