Sau gần 1 tuần chăm sóc, nhận thấy cá thể Khỉ có sức khỏe ổn định, đủ điều kiện trở về với môi trường sống hoang dã, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú đã tiến hành thả cá thể này về rừng tự nhiên tại khoảnh 3, Tiểu khu 379, thuộc địa phần rừng do Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú quản lý, nằm trên địa bàn ấp Đồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú.
TTXVN - Ngày 19/9, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) cho biết đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành thả một cá thể Khỉ mặt đỏ về với rừng tự nhiên.
Trước đó, trong quá trình tuần tra kiểm soát an ninh trật tự, anh Điểu Bang, Phó trưởng Công an xã Thuận Phú (huyện Đồng Phú) phát hiện một cá thể khỉ đang đi lạc tại một bãi đất trống. Nhận thấy cá thể khỉ khá hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho người dân, anh cùng lực lượng tuần tra đã tổ chức vây bắt; sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú.
Quá trình tiếp nhận, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện xác định đây là cá thể Khỉ mặt đỏ, giống cái, có trọng lượng khoảng 4kg, là loài động vật thuộc nhóm IIB, nhóm nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn.
Sau gần 1 tuần chăm sóc, nhận thấy cá thể Khỉ có sức khỏe ổn định, đủ điều kiện trở về với môi trường sống hoang dã, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú đã tiến hành thả cá thể này về rừng tự nhiên tại khoảnh 3, Tiểu khu 379, thuộc địa phần rừng do Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú quản lý, nằm trên địa bàn ấp Đồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú.
Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) loài khỉ phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á; thường sống trong các khu rừng thấp, gió mùa, rừng khô và các khu rừng rậm trên núi cao tới 2000m so với mực nước biển. Ở Việt Nam, Khỉ mặt đỏ sinh tồn rộng khắp cả nước như tại Lai Châu (Tuần Giáo, Quỳ Nhai, Kim Sơn, Mường Tè), Lào Cai (Sapa, Sình Hồ), Sơn La (Mộc Châu, sông Mã), Hà Giang, Đắk Lắk (Krông Nô, Đăc Min, Ea Sup, Mdrak)…/.
- Từ khóa:
- Thả
- cá thể
- Khỉ mặt đỏ
- quý hiếm
- rừng tự nhiên
- Bình Phước