Thời sự

78 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2024): Thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc

“Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

78 năm trôi qua, nhưng khí thế hào hùng của Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Hồ Chủ tịch trao cờ thêu dòng chữ “Trung với nước, hiếu với dân” cho học viên khóa I trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (22/4/1946). 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, trở thành biểu tượng lớn của sức mạnh đại đoàn kết. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đáp lời kêu gọi của Bác và chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong ảnh: Giao liên đưa cán bộ đi. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Phần lớn người dân Hà Nội đã được tản cư, chướng ngại vật được dựng lên ở khắp nơi. Thủ đô sẵn sàng chiến đấu chống lại quân xâm lược Pháp (1946). 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quân và dân Thủ đô lập chướng ngại vật trên đường phố, sẵn sàng chiến đấu cản bước tiến của địch. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bộ đội đào giao thông hào ở Bắc Bộ Phủ quyết chiến với giặc pháp (1946). 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 - những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Một khẩu đội pháo của Vệ Quốc đoàn tại trận địa pháo đài Láng (Hà Đông) tháng 12/1946.
 Ảnh: Tư liệu TTXVN
Xẻ đường chắn xe địch ở ngoại ô Hà Nội (1946).
 Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ trương đồng loạt nổ súng tiến công trong đêm 19/12/1946 tại Thủ đô Hà Nội và các thành phố khác thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công. Ta chủ động giành quyền đánh trước, đẩy địch vào thế bị động đối phó, phá tan âm mưu của Pháp định huy động toàn lực đè bẹp quân và dân ta bằng một đòn tiến công quân sự chớp nhoáng. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi”, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đó cũng tiêu biểu cho truyền thống “Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận” với tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ”. 
Ảnh: Tư liệu TTXVN
TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm