Ngày 8/7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 để xem xét tình hình phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tham dự kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và lãnh đạo các Ủy ban thuộc Quốc hội.
Cùng tham dự kỳ họp có các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đại biểu HĐND thành phố nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo, tài liệu; phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ ra tồn tại hạn chế, bất cập, nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên, đặc biệt trong điều kiện bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp thành phố mới được vận hành từ ngày 1/7.n cứu kỹ lưỡng các báo cáo, tài liệu; phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ ra tồn tại hạn chế, bất cập, nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên, đặc biệt trong điều kiện bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp thành phố mới được vận hành từ ngày 1/7.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho rằng, những kết quả đạt được của Thủ đô trong 6 tháng đầu năm là tiền đề rất quan trọng nhưng nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm 2025 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cần thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra hạn chế, khó khăn và thách thức đặt ra đối với thành phố thời gian tới. Gợi mở và nhấn mạnh một số nội dung cần quan tâm thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2025 và những năm tiếp theo, nhất là khi thành phố chuyển sang triển khai vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị: đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, thực sự đi vào cuộc sống. HĐND phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò giám sát đảm bảo chính sách thực sự đi vào cuộc sống, không nằm trên giấy. HĐND, UBND các cấp cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; phải chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Mỗi cấp, ngành, cán bộ xác định rõ vai trò, chức năng của mình. Các nội dung công việc phải được thực hiện một cách quyết liệt, minh bạch, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm. Nhấn mạnh sự thành công của Luật Thủ đô, chuyển đổi số hay bất kỳ chủ trương nào khác đều phụ thuộc vào con người, đội ngũ cán bộ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị, mỗi đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, viên chức cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh, liêm chính và tinh thần xây dựng, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị, HĐND, Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND thành phố tiếp tục chủ động, tích cực, đổi mới hơn nữa, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; tập trung lựa chọn lĩnh vực được Thành ủy tập trung chỉ đạo; những vấn đề bức xúc, nổi cộm cử tri, dư luận quan tâm để giám sát, chất vấn, giải trình. Phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao sự nỗ lực mạnh mẽ, tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025. Hà Nội đã khẳng định không chỉ là nơi thực thi mà còn là nơi tiên phong, đi đầu và là hình mẫu trong hiện thực hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Thành phố triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị rất nghiêm túc, bài bản, chủ động, hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao của cử tri, nhân dân. Sau sắp xếp, Hà Nội giảm từ 526 đơn vị xuống còn 126 đơn vị (gồm 51 phường, 75 xã), giảm 76%, là địa phương có tỷ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã cao nhất cả nước.
Để Hà Nội xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô của một đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị, thành phố cần có giải pháp tạo đột phá, đổi mới mô hình tăng trưởng; chủ động ban hành đầy đủ cơ chế, chính sách, khai thác hiệu quả Luật Thủ đô và cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô. Hà Nội tiếp tục rà soát, hoàn tất công tác sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vận hành thông suốt từ thành phố đến cơ sở; khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. HĐND thành phố tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới trong hoạt động, là “hình mẫu tiêu biểu” của HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội dự kiến diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 8/7 đến ngày 10/7) để xem xét 16 báo cáo và thông qua 21 Nghị quyết, gồm 3 nhóm vấn đề trọng tâm. Cụ thể, HĐND thành phố sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm 2025 của thành phố. HĐND thành phố tiếp tục xem xét các nghị quyết chuyên đề để triển khai thi hành Luật Thủ đô. HĐND thành phố xem xét một số nghị quyết chuyên đề về tài chính, ngân sách; cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, như: chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; chính sách, nội dung và mức chi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố; chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư; cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội... Dự kiến kỳ họp này, HĐND thành phố dành thời gian nửa ngày cho hoạt động chất vấn, tái chất vấn. Thường trực HĐND thành phố dự kiến 2 nhóm vấn đề gồm: Tái chất vấn việc thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố và kết quả thực hiện các cam kết, lời hứa tại kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố; chất vấn nhóm vấn đề việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Đây là những nội dung quan trọng và thiết thực, đang được thành phố tập trung chỉ đạo, dư luận, cử tri quan tâm và các Ban của HĐND thành phố, đại biểu HĐND thành phố kiến nghị, đề xuất./.