Bằng ý chí và nghị lực, nhiều nạn nhân “da cam” đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, trở thành những người có ích cho xã hội.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng vẫn để lại những nỗi đau cho các cá nhân, gia đình. Trong đó, có những người không may mắn bị dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ bố mẹ, ông bà.
Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, nhiều nạn nhân “da cam” bằng ý chí và nghị lực đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, trở thành những người có ích cho xã hội.
Em Trần Thị Hoan (sinh năm 1986), bị dị tật, dị dạng từ bẩm sinh do di chứng chất độc da cam/dioxin nhưng Hoan luôn nỗ lực rèn luyện tự phục vụ bản thân và học tập giỏi, hiện em đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Ngoại ngữ thành phố Hồ Chí Minh (2008).
Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN.
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách (Bến Tre) bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường sinh sống vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên số phận, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống hoa cảnh đồng thời mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà mang lại thu nhập ổn định.
Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN.
TTXVN