Cuốn sách “Ba người vượt ngục GUYANE” dày 505 trang là một khảo cứu công phu, chứa nhiều sử liệu và chân dung, chuyện tù đày và vượt ngục, cùng những hành trình la lùng, do kỹ sư Đỗ Thái Bình (tác giả nhiều cuốn sách về hàng hải, tầu thuyền và từ điển hàng hải) theo tìm dấu vết ông nội mình, khám phá một mảng lịch sử còn đảo Guyane.
Hòa cùng những sự kiện kỷ niệm lớn trong những ngày bước sang “kỷ nguyên mới”, năm 2025 này đánh dấu tròn 100 năm ngày các chí sỹ yêu nước bị thực dân Pháp đày biệt xứ tại Guyane thuộc Nam Mỹ đã vượt ngục và trở về Tổ quốc sau một hành trình dài 10 năm, vòng quanh thế giới để tiếp tục hoạt động tới hơi thở cuối cùng trên Đất Mẹ, ngày 12/7, tại Hà Nội, Tạp chí Xưa và Nay (Hội Sử học Việt Nam), Nhà Xuất bản Hội Nhà văn và Công ty GOT tổ chức buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách “Ba người vượt ngục GUYANE” của kỹ sư Đỗ Thái Bình, vừa được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành vào tháng 6/2025.
Cuốn sách “Ba người vượt ngục GUYANE” dày 505 trang là một khảo cứu công phu, chứa nhiều sử liệu và chân dung, chuyện tù đày và vượt ngục, cùng những hành trình la lùng, do kỹ sư Đỗ Thái Bình (tác giả nhiều cuốn sách về hàng hải, tầu thuyền và từ điển hàng hải) theo tìm dấu vết ông nội mình, khám phá một mảng lịch sử còn đảo Guyane.
Kỹ sư Đỗ Thái Bình, tác giả cuốn sách chia sẻ: “Tôi viết sách để tưởng nhớ những người yêu nước đã sống dã chết ở Guyane, để tri ân những người đã giúp nhóm tù, trong đó có ông nội tôi, vượt ngục thành công. Số phận các nhân vật gắn với tập thể và lịch sử. Và như một lời kêu gọi, chúng ta nên cùng nghiên cứu sâu lịch sử nhà tù Guyane vì giới sử học Pháp đang làm hồ sơ đệ trình UNESCO để nơi đó trở thành một di sản giống UNESCO đã công nhận các nhà tù tại Australia”.
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Bền, Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đánh giá, cuốn sách đã vượt lên giới hạn nội hàm của hai chữ tư liệu. nguồn tư liệu mà tác giả Đỗ Thái Bình công bố trong sách là nguồn tư liệu lớn và rộng,bao quát được tạo ra từ hai nguồn: điền dã và tiếp cận thư tịch.
Tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Thanh Thuận, Phó Chủ tịch Hội Lịch sử tỉnh Đồng Tháp (chuyên nghiên cứu về Nguyễn Quang Diêu) và nhà nghiên cứu Phan Lương Minh (chuyên nghiên cứu về Lý Liễu) đã chia sẻ với các độc giả và người tham gia về quá trình nghiên cứu về các chí sỹ Nam Kỳ để độc giả hiểu rõ về một giai đoạn từ dân tộc chủ nghĩa quân chủ lập hiến bước sang giai đoạn dân tộc theo chủ nghĩa cộng sản.