Thời sự

Quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Tiền Giang

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về Nghị quyết 24-NQ/TW, kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế.

TTXVN - Ngày 28/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh cho biết, thời gian tới,  Mặt khác, tỉnh tăng cường bảo tồn hệ sinh thái, phát triển rừng phòng hộ, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn sinh học. Các cấp, ngành quan tâm đầu tư kiện toàn cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và nâng cao năng lực dự báo, ứng phó thiên tai của từng địa phương, Cụ thể là nâng cấp đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển; phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu cho các vùng sản xuất trọng điểm...

Tỉnh triển khai Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của địa phương, phát triển chương trình “Tiết kiệm năng lượng”, sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên cát lòng sông; kiểm tra, rà soát, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra bão, lốc xoáy, sạt lở...

Trong quản lý tài nguyên, tỉnh thống nhất nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý, sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, Tiền Giang đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai cũng như đổi mới công tác thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan đất đai. Các địa phương, đơn vị tiếp tục quán triệt, phổ biến rộng rãi các quan điểm, mục tiêu, giải pháp về bảo vệ môi trường đến toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Tiền Giang khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ công tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý rác, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.

Tỉnh chủ động kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề; thực hiện nghiêm các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải đồng bộ; kiểm soát và quản lý hiệu quả chất thải nguy hại, chất thải y tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải; đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải.

Mười năm triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Tiền Giang đạt nhiều kết quả tốt. Thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh đầu tư 28,9 tỷ đồng tổ chức 1.802 lớp tuyên truyền thu hút trên 126.000 lượt người dự. Trong giai đoạn 2016 - 2022, toàn tỉnh chuyển đổi trên 63.000 ha đất trồng lúa độc canh sang các cây trồng phù hợp, hiệu quả khác; xây dựng 85 mô hình “Một phải năm giảm và công nghệ sinh thái”, 13 mô hình sản xuất VietGAP, xây dựng và phát triển bền vững nghề nuôi nghêu theo tiêu chuẩn MSC/ASC với diện tích chứng nhận 2.000 ha, sản lượng mỗi năm khoảng 20.000 tấn sản phẩm… Địa phương chủ động di dời, sắp xếp lại dân cư ở những vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt, sạt lở nên không có thiệt hại về người.

Tỉnh quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đồng thời chấn chỉnh việc khai thác cát sỏi lòng sông. Từ năm 2013 đến nay, Tiền Giang không cấp phép khai thác cát, sỏi lòng sông cũng như tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn. Việc quản lý “đất công” đưa vào sử dụng hợp lý, hiệu quả đạt nhiều tiến bộ. Trên cơ sở thực hiện “Đầ án quản lý, sử dụng đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các địa phương thường xuyên cập nhật tình hình quản lý, sử dụng hiệu quả các thửa “đất công”, tránh lãng phí, thất thoát.

Trong bảo vệ môi trường, tỉnh quan tâm nâng cao hiệu quả đánh giá tác động môi trường, từ chối triển khai các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp; tập trung xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải… Hiện, tỉnh đã xử lý 100% chất thải y tế phát sinh. Trong năm 2022, không phát sinh khu vực môi trường trên địa bàn bị ô nhiễm cần được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường./.

Minh Trí

Tin liên quan

Xem thêm