Thời sự

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh: Huyền thoại của ý chí và khát vọng thống nhất đất nước

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một con đường huyền thoại, biểu tượng sáng ngời của tinh thần chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, cùng tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, bộ đội Trường Sơn và lực lượng dân công hỏa tuyến đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hiểm nguy, đảm bảo mạch máu giao thông được thông suốt trong mọi hoàn cảnh. Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh không chỉ là con đường vận chuyển chiến lược, mà còn là con đường của lòng yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, thống nhất. Con đường ấy đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
Cầu treo trên đường Trường Sơn. 
Ảnh: Hoàng Kim Đáng - TTXVN phát
Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (1969).
Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
Tổng Bí thư Trường Chinh chúc Tết bộ đội Trường Sơn, Xuân Giáp Dần 1974. 
Ảnh: Lâm Hồng - TTXVN
Quyết tâm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 2 công binh ngày đêm dũng cảm bám sát mặt đường đảm bảo giao thông thường xuyên thông suốt (1968). 
Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
Trên cương vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn (1967-1976), Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (đầu tiên, bên phải) đã có những quyết định sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức lực lượng, xây dựng, phát triển, khai thác hiệu quả đường Trường Sơn, kịp thời chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Ảnh: TTXVN phát
Nữ TNXP đại đội 25 TNXP trên cung đường Quyết thắng ngày đêm dũng cảm bám đường, sửa chữa kịp thời đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. 
Ảnh: TTXVN
Đại đội 14 chiến đấu, bảo vệ đội hình xe ra tiền tuyến. 
Ảnh: Vương Khánh Hồng - TTXVN phát
Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) - nơi bắt đầu và là “yết hầu giao thông” quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nơi Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái đã chiến đấu dũng cảm, bám trụ. Cả 10 cô đã hy sinh trong một trận bom khi tuổi đời còn rất trẻ. 
Ảnh: Văn Sắc – TTXVN
Đại đội 6, bộ đội vận tải sẵn sàng lên đường, tháng 12/1968. 
Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN

 

TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm