Với những tiềm năng, lợi thế lớn, những năm qua, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch, thu hút khách về với xứ Lạng.
Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, giá trị văn hóa, lịch sử gắn với đời sống đồng bào các dân tộc, tỉnh Lạng Sơn phấn đấu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn...
Giàu tiềm năng
Lạng Sơn là vùng đất cửa ngõ “phên dậu” địa đầu của Tổ quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hoá và phát triển dịch vụ du lịch. Đặc biệt, tỉnh có tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo với hệ thống di tích lịch sử văn hóa, tâm linh; các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với trên 280 lễ hội. Trong đó nhiều di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được UNESCO công nhận và ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lạng Sơn đa dạng và phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh; hang động; sông, hồ; hệ sinh thái; khí hậu ôn hòa; nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng có lợi thế so sánh với các tỉnh trong vùng như: Di tích danh thắng Nhị Thanh, Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, núi Nàng Tô Thị; cảnh quan, khí hậu núi Mẫu Sơn, cảnh quan gắn với sông Kỳ Cùng - dòng sông độc đáo duy nhất của nước ta chảy từ Đông sang Tây và ngược về phía Bắc.
Mới đây, tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO... Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, bứt phá.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên, với những tiềm năng, lợi thế lớn, những năm qua, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch, thu hút khách về với xứ Lạng. Tỉnh tham gia vào nhóm liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đông Bắc; xây dựng nhiều sản phẩm du lịch, điểm đến mang đặc trưng riêng gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và nét đẹp trong đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả tích cực. Trong 9 tháng của năm 2024, Lạng Sơn đã thu hút khoảng 3,66 triệu lượt khách, đạt hơn 90% kế hoạch, tăng 5,6% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 3.177 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ...
Phát triển du lịch bền vững
Ông Trần Anh Tuấn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ “Phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Cụ thể, đến năm 2025, Lạng Sơn thu hút trên 4,4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt trên 5.200 tỷ đồng. Toàn tỉnh có khoảng 5.400 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao; có trên 15.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp.Trần Anh Tuấn cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ “Phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Cụ thể, đến năm 2025, Lạng Sơn thu hút trên 4,4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt trên 5.200 tỷ đồng. Toàn tỉnh có khoảng 5.400 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao; có trên 15.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp.Trần Anh Tuấn cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ “Phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Cụ thể, đến năm 2025, Lạng Sơn thu hút trên 4,4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt trên 5.200 tỷ đồng. Toàn tỉnh có khoảng 5.400 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao; có trên 15.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp.
Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch đóng góp 10% vào GRDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh... Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2030; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch, thu hút nhân lực du lịch; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn chú trọng phát triển sản phẩm và thị trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; triển khai hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Tỉnh đa dạng các sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: Du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, lễ hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch biên giới cửa khẩu kết hợp mua sắm; du lịch cộng đồng. Lạng Sơn cũng tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực và trong cả nước; coi trọng hợp tác, liên kết trong phát triển du lịch../.
- Từ khóa:
- Lạng Sơn
- du lịch
- kinh tế mũi nhọn