Giáo dục

Nhà giáo Việt Nam - “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá”

Hình ảnh người thầy ngày đêm kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức cho thế hệ tương lai với nghĩa cử cao đẹp “tất cả vì học sinh thân yêu” vẫn hiện lên sáng ngời trong tâm trí mỗi người với lòng biết ơn và tôn kính.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?”, “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất”... Thấm nhuần lời dạy của Người, vượt lên bao vất vả, lo toan của cuộc sống thường nhật, hình ảnh người thầy ngày đêm kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức cho thế hệ tương lai với nghĩa cử cao đẹp “tất cả vì học sinh thân yêu” vẫn hiện lên sáng ngời trong tâm trí mỗi người với lòng biết ơn, tôn kính. Họ xứng đáng là “Người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hoá”. 

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Hà Nội, 18/11/2024). 
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Chiều 15/11/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp đại diện các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 
Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Các nhà giáo vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân của Chủ tịch nước tại Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và Tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024. 
Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Sinh ra với hình hài không trọn vẹn nhưng với ước mơ cháy bỏng làm cô giáo dạy chữ, cô giáo Lê Thị Thắm ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã nỗ lực, nghiên cứu, cần mẫn dùng chân tự mày mò soạn giáo án điện tử trên máy tính để có bài giảng hay. Công nghệ là đôi tay để cô Thắm thấy đời ý nghĩa và hạnh phúc. 
Ảnh: Việt Hoàng – TTXVN
Cô giáo điểm trường Mầm non Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vất vả để nuôi dạy trẻ ở các điểm trường mầm non vùng cao.
 Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Cô giáo Nguyễn Thị Khuê (Công ty TTHH hỗ trợ giáo dục hòa nhập Yên Nghĩa Fruit House) đang can thiệp, trị liệu cho em Nguyễn T.H.P (32 tháng tuổi) bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). 
Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN
Với hơn 20 năm dạy lớp xóa mù chữ cho bà con dân tộc, thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại (Đồn Biên phòng Nậm Lạch, Sơn La) nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen; Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". 
Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Lớp học xóa mù tại Trại giam Gia Trung (Mang Yang, Gia Lai) giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. 
Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Thầy Vũ Xuân Thi, giáo viên Trường PTDT BT Tiểu học Leng Su Sìn (Điện Biên) hướng dẫn học viên cao tuổi tập viết tại lớp xóa mù chữ. 
Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Một giờ học của thầy và trò Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với trang thiết bị hiện đại, giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến nhất. 
Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Giáo viên trường Tiểu học số 1 thị trấn Kiến Giang (Quảng Bình) khẩn trương dọn vệ sinh phòng học sau lũ để học sinh sớm trở lại trường (2020). 
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Năm học 2024 – 2025, cô và trò điểm trường Mầm non bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) được học trong phòng học mới, khang trang, có môi trường học tập tốt để phát triển toàn diện. 
Ảnh: Thanh Tùng – TTXVN
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Kiên Giang Lâm Thị Mạnh gắn biển nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Đỗ Duy Ngọc, giáo viên Trường THCS và THPT Vĩnh Bình Bắc (2024). 
Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Niềm vui của cô và trò trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong ngày "Toàn dân đưa trẻ tới trường". 
Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm