Môi trường

Nhận diện chất thải thực phẩm, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế

Việc ban hành Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT sẽ tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý các loại chất thải tại nguồn, hướng dẫn và giúp người dân hình thành thói quen phân loại, thải bỏ đúng chất thải nguy hại.

TTXVN - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phân loại thành 3 nhóm chất thải chính: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt khác.

Chất thải thực phẩm được chia thành 2 nhóm nhỏ gồm:  thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả, trái cây, các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn, các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm thủy, hải sản.

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chia thành 8 nhóm nhỏ gồm: giấy thải nhựa, thải kim loại, thải thuỷ tinh, thải vải, thải đồ da, thải đồ gỗ, thải cao su, thiết bị điện tử thải bỏ.

Chất thải rắn sinh hoạt khác được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh, chất thải khác còn lại.

1
TTXVN

Xem thêm