Xây dựng Đảng

Sơ kết 3 năm chống tham nhũng tại Quảng Ninh: Đảng bộ uy tín, lãnh đạo hiệu quả

Quảng Ninh

Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh.

TTXVN - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đánh giá, qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ; từng bước thực hiện hiệu quả yêu cầu của Trung ương đối với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giữ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị, tăng cường các nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; củng cố được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là “thanh bảo kiếm” để đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp chú trọng cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế tồn tại, phòng ngừa vi phạm; phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm; thực hiện nghiêm túc, thường xuyên chỉ đạo giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của cơ quan chức năng.

Đảng đoàn HĐND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo để cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo, chỉ đạo Thường trực, các ban HĐND tỉnh nâng cao chất lượng thẩm tra các nội dung trình HĐND tỉnh; tăng cường giám sát chuyên đề, khảo sát thường xuyên, đột xuất về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư công; nâng cao chất lượng các phiên giải trình chuyên đề, chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai, đầu tư công. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường vai trò cấp sở, ngành, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, đầu tư công; đồng thời phải có cơ chế kiểm soát nội bộ để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra cấp huyện, cơ sở xây dựng kế hoạch, thực hiện giám sát chuyên đề của Ủy ban Kiểm tra theo thẩm quyền, tiến hành kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; tăng cường kiểm tra các cấp; xem xét, xử lý và đề xuất xử lý nghiêm minh, theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Kiểm tra cấp huyện và cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, nhất là về đầu tư công, quản lý đất đai; hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra cấp huyện, cơ sở.

Các cấp ủy cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; thường xuyên rà soát, chỉ đạo tập trung giải quyết các vụ việc đơn thư, nhất là các nội dung liên quan đến giải phóng mặt bằng, quy hoạch, đất đai, xây dựng, không để phát sinh hình thành điểm nóng, mất an ninh trật tự trên địa bàn./.

PV

Xem thêm