Huyện Tân Uyên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu còn tận dụng tốt các nguồn hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, tỉnh đầu tư cho công tác trồng và phát triển rừng. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừn
Chúng tôi đến thăm bản Phiêng Phát, xã Trung Đồng khi bà con đang chuẩn bị dụng cụ đi phát dọn thực bì phòng cháy rừng tại khu vực rừng sản xuất và rừng phòng hộ của bản. Cùng tham gia có cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn xuống hướng dẫn cách làm đường băng cản lửa, đốt dọn, thu gom thực bì theo đúng quy trình. Sau buổi huy động diện tích rừng sản xuất đã được phát dọn thực bì dưới tán cây rừng. Ngoài ra, bà con còn được cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn tuyên truyền về Luật bảo vệ và phát triển rừng; tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng... Qua đó người dân hiểu biết, ý thức trong giữ rừng, coi đó là tài sản chung của gia đình, dòng họ, thôn bản
Bà Đỗ Thị Thùy Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên cho biết: “Xã có hơn 4.300 ha rừng, hiện đang là cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Vì vậy, xã đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp các tổ đội chuyên trách thường xuyên tuần tra, kiểm soát, chủ động phát đường băng cản lửa. Các tổ chốt này phân công các đồng chí thường trực 24/24 giờ gác ở các cửa rừng để kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng”.
Xã Nậm Cần có hơn 5.554 ha rừng, trong đó, diện tích dự kiến chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2024 thuộc lâm phần xã giao khoán là 4.129ha. Người dân đều có nhu cầu tạm ứng với tổng kinh phí đề nghị tạm ứng là trên 1,7 tỷ đồng. Việc triển khai tiền chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng, kịp thời góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân.
Không chỉ xã Trung Đồng, Nậm Cần, ở các địa phương khác trong huyện Tân Uyên cũng đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nêu cao ý thức nhân dân chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Cùng với làm tốt công tác tuyên truyền, các thôn, bản, khu dân cư còn thành lập tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng, thường xuyên phối hợp cán bộ kiểm lâm địa bàn tuần tra, bảo vệ rừng. Đồng thời, xây dựng hương ước, quy ước trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Nếu ai vi phạm đốt nương gây cháy rừng hay chặt phá sẽ bị phạt hành chính và đưa ra cảnh cáo trước bà c
Ông Bùi Thụy Anh – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tân Uyên, cho biết: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở huyện có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và người dân. Ngày từ đầu mùa khô hanh, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Hiện nay cũng đang là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện cũng tăng cường cán bộ kiểm lâm tới những vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy; thường xuyên bám sát cơ sở, xây dựng tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng giữa Trưởng bản với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Vài năm trở lại đây, Tân Uyên được biết đến là huyện đi đầu trong công tác trồng rừng với chỉ tiêu giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất luôn cao nhất tỉnh. Có được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện khảo sát, rà soát, phân bổ chỉ tiêu hợp lý về các xã, thị trấn thực hiện, đặc biệt nhiều địa phương còn đưa cho các hộ đăng ký thêm diện tích trồng rừng sản xuất. Nhờ đó, hàng năm công tác trồng rừng luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch trồng rừng mới 5 năm (giai đoạn 2021-2025), toàn huyện đề ra mục tiêu trồng mới 2.650ha rừng đến nay, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện đạt 94,15% kế hoạch (tương đương hơn 2.495ha), giống cây trồng chủ yếu là quế, dổi. Từ năm 2021 đến 2024, năm nào huyện cũng đạt 100% chỉ tiêu giao về diện tích trồng rừng.
Ông Lê Thanh Huy – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cho biết: “Đảng bộ, chính quyền huyện xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là hướng đi trong việc giảm nghèo bền vững. Bởi từ việc làm tốt giữ rừng, đồng bào được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng. Ngoài ra, huyện cũng họp bàn đưa ra giải pháp thực hiện chỉ tiêu trồng rừng, thực hiện tốt tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chỉ đạo phòng chuyên môn cử cán bộ xuống bản làng hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Đồng thời, Hạt Kiểm lâm phối hợp địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng đến từng hộ dân”.
Chỉ tính riêng năm 2023, huyện có tổng số tiền được chi trả dịch vụ môi trường rừng là 41 tỷ 527 triệu đồng với diện tích 38.576ha; trong đó doanh nghiệp 93 triệu (114ha rừng), Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện nhận 27 tỷ 372 triệu đồng (23.876ha rừng), UBND xã, thị trấn nhận 14 tỷ đồng (14.585ha rừng). Thời điểm cuối năm 2024 là lúc cơ quan chuyên môn huyện phối hợp các xã, thị trấn khẩn trương nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 62 cộng đồng bản tổ dân phố trên địa bàn các xã, thị trấn và 48 hộ, nhóm h
Ông Tòng Văn Dài, bản Bó Đun 2, xã Pắc Ta tâm sự: Gia đình tôi tham gia bảo vệ, chăm sóc trên 80ha rừng. Ngoài việc thu lợi rừng sản xuất, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp ông có thêm thu nhập với hàng chục triệu đồng. Khi rừng phát triển xanh tốt, không chỉ giúp bà con thu hái sản vật từ rừng, mà còn có nguồn nước ổn định để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó tôi tích cực vận động bà con trong bản cùng giữ rừng.
Có thể khẳng định từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, huyện Tân Uyên đã tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là ý thức bảo vệ rừng của người dân. Góp phần nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc địa phương, giúp cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu.