Xã hội

Việt Nam hướng tới mục tiêu không còn bom mìn

Việt Nam đã và đang nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn cho người dân.

Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4) được Liên hợp quốc tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của con người về một thế giới không còn mối đe dọa về bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Mong muốn trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn, Việt Nam đã và đang nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn cho người dân, đồng thời giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội. 

Các cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Công ty TNHH MTV Xử lý bom, mìn, vật nổ 319 nghiên cứu sơ đồ chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, rà phá bom mìn tại tỉnh Hà Giang. 
Ảnh: Nam Thái – TTXVN
Bộ đội Công binh rà phá bom mìn tại Quảng Trị. 
Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
Ký kết Bản ghi nhớ giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh của Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về hợp tác khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (2013). 
Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Được thành lập vào tháng 8/2018, MAT 19 là tên gọi của đội nữ rà phá bom mìn do tổ chức phi chính phủ (MAG) triển khai hoạt động tại tỉnh Quảng Trị, đã phát hiện và hủy nổ hàng trăm vật liệu nổ các loại, trả lại đất an toàn cho người dân canh tác. 
Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Đại sứ Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại địa phương (2022). 
Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN
Nhóm cố vấn bom mìn MAG di dời quả bom mang số hiệu MK82, nặng 230kg tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), giúp loại bỏ nguy cơ nghiêm trọng đối với cộng đồng. 
Ảnh: TTXVN phát
Lực lượng chức năng tiến hành trục vớt quả bom chưa nổ dưới sông Hồng, cách chân cầu Long Biên về phía thượng lưu khoảng 600m. Quả bom dài 1,6m, có đường kính khoảng 35cm, nằm sâu 2m.
 Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Đội rà phá, bom mìn BAC4 (PeaceTrees Quảng Trị) triển khai, làm sạch những diện tích đất đồi tại huyện Đakrông, đem lại đất sản xuất cho nhân dân (5/2024). 
Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Bị vướng mìn từ năm 2007, anh Bồn Văn Đặng (thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên) ngoài được nhà nước hỗ trợ tiền hàng tháng, anh còn được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, bằng nghị lực vươn lên, anh đã đoạt được Huy chương Đồng môn ném đĩa hạng F44 - Hội thi Người khuyết tật toàn quốc năm 2022. 
Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN
Thượng úy, thương binh 3/4 Lý Đình Hiếu (quê Lạng Sơn) bị tai nạn năm 2013 trong quá trình rà phá bom mìn, vật nổ đem lại đất sạch phục vụ sản xuất cho nhân dân. Hiện anh đang công tác tại trạm xá quân y, Lữ đoàn Công binh 239 (Bộ Quốc phòng). 
Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
Cuộc thi vẽ tranh của học sinh với chủ đề “Vì cộng đồng an toàn, không có tai nạn bom mìn” được tổ chức sôi nổi tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (3/2019). 
Ảnh: Võ Dung – TTXVN
Những diện tích rừng keo, bạch đàn đang phát triển tốt của nhân dân xã Đội Cấn, huyện Tràng Định sau khi được rà phá bom mìn, thu gom vật liệu nổ (7/2023).
 Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
Đoàn công tác Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam trao tặng bò cho bà Lê Thị Liên ở thôn 1 Phúc Đồng, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Năm 1968, nhà bà Liên bị trúng bom địch khiến mẹ và chị gái bà thiệt mạng, bà Liên bị đứt một chân, đời sống gặp nhiều khó khăn.
 Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Cán bộ Đoàn Công binh Tháng Tám (Binh chủng Công binh) tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về hiểm họa bom, mìn, cách phòng ngừa tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh cho đồng bào Vân Kiều ở xã Đa Krông, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. 
Ảnh: Phạm Thị Huế – TTXVN
Lễ Khởi công dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” tại 3 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và Bình Định (5/2024). 
Ảnh: Sỹ Thắng –TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm