Chính sách và phát triển

Công tác phòng chống thiên tai đã sát với thực tế, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Từ đầu năm 2025 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long; mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt nghiêm trọng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

PCTT

Tại Việt Nam, thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan với nhiều loại hình trên trên cả nước gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân

Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền. Năm 2024, ngoài cơn bão lịch sử Yagi đổ bộ, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều đợt thiên tai lớn xảy ra trên khắp cả nước.

Ảnh đồ họa: TTXVN phát

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thiên tai năm 2024 đã làm 519 người chết, mất tích; 2.212 người bị thương. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 91.622 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2025 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long; mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt nghiêm trọng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh… nhưng với sự vào cuộc quyết liệt, bài bản từ trung ương xuống địa phương, công tác phòng chống thiên tai đã sát với thực tế hơn, nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp xã cũng rõ ràng nhờ đó công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại tối đa về người và tài sản.

PV

Xem thêm