Qua 6 ngày đêm biểu diễn tranh tài ở 3 cuộc thi tài năng nghệ thuật sân khấu, các nghệ sỹ, diễn viên từ khắp mọi miền đất nước đã mang đến cho khá giả nhiều tiết mục, trích đoạn biểu diễn đặc sắc.
TTXVN - Trải qua 6 ngày đêm biểu diễn tranh tài ở 3 cuộc thi: Tài năng múa rối, Tài năng múa và Tài năng diễn viên Kịch nói toàn quốc, các nghệ sỹ, diễn viên từ khắp mọi miền đất nước đã mang đến cho khá giả nhiều tiết mục, trích đoạn biểu diễn đặc sắc ở cả 3 loại hình nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
* Nhiều nghệ sỹ, biên đạo múa tài năng
Cuộc thi Tài năng biểu diễn Múa năm 2023 có sự tham gia của 62 thí sinh đến từ 26 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, với 124 tác phẩm múa được chia thành 3 bảng.
Đánh giá về chất lượng cuộc thi, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cuộc thi Tài năng Múa toàn quốc 2023 cho rằng, nhìn một cách tổng quan, cả 3 bảng đã thể hiện sự phát triển tích cực về mặt kỹ thuật, phong cách biểu diễn múa, cũng như truyền đạt tư tưởng, nội dung tác phẩm đến với khán giả. Nhiều thí sinh đã biểu lộ tố chất tài năng và tỏa sáng trong cuộc thi. Vẻ đẹp của tạo hình múa cùng sự chuyển động uyển chuyển của luật động múa được khai thác khá tốt qua mỗi tác phẩm, đem đến cho công chúng những dấu ấn riêng biệt và cảm xúc tươi mới. Điều đó cho thấy các thí sinh đã tiếp cận được tính chuyên nghiệp, thể hiện khá nhuần nhuyễn, phong cách chuẩn mực của từng thể loại múa trong cuộc thi.
Trong đó, ở bảng A - Múa cổ điển châu Âu và Neo classic, các thí sinh thể hiện được sự tinh tế, điêu luyện trong kỹ thuật và phong cách, cùng sự tự tin thể hiện vai diễn của mình. Đồng thời, thấy rõ được bước tiến mới trong sự tiếp cận quy chuẩn hàn lâm của ngôn ngữ múa ballet cổ điển. Các thí sinh ở bảng A cho thấy họ là những mầm mống tích cực cho sự phát triển ballet Việt Nam trong tương lai.
Ở bảng B - Múa Đương đại có sự đa dạng của nhiều xu hướng ngôn ngữ. Các thí sinh biểu lộ được sự giải phóng của cơ thể, sự khoáng đạt, tự do trong thể hiện ngôn ngữ của dòng múa này. Nhìn chung, các thí sinh ở dòng ngôn ngữ này cũng thể hiện được tính tích cực trong cách tiếp nhận múa đương đại thế giới đưa vào đời sống nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay. Tuy nhiên, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương cũng lưu ý, các thí sinh cần nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong sáng tạo và biểu diễn, tránh hiện tượng phát triển ngôn ngữ múa một cách tự do, vô lối và thiếu tính thẩm mỹ.
Đối với bảng C - Múa dân gian dân tộc, múa dân gian đương đại và múa truyền thống, Hội đồng giám khảo đánh giá, từ góc độ về bản sắc văn hóa múa các dân tộc Việt Nam, các thí sinh đã biểu lộ khá tốt sự tinh tế trong cách vận dụng các chất liệu múa dân gian nhằm thể hiện những sắc thái đặc trưng của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, cũng cần phải tiết chế những kỹ thuật kỹ xảo cá nhân không xuất phát từ yêu cầu của nội dung tác phẩm đặt ra, khiến vô tình làm mất đi những giá trị bản sắc múa dân tộc.
Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, kết quả của cuộc thi một lần nữa khẳng định và ghi nhận sự sáng tạo nghệ thuật cũng như niềm say mê luyện tập của các nghệ sỹ. Đồng thời, ghi nhận sự phát triển về đội ngũ nghệ sỹ trẻ, các nhà biên đạo múa, có những đóng góp tích cực vào bức tranh chung của sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay.
* Kịch nói nhiều sáng tạo mới
Cuộc thi Tài năng Diễn viên Kịch nói toàn quốc 2023 có 59 diễn viên thuộc 17 đơn vị nghệ thuật của các Nhà hát công lập, các đơn vị tư nhân trong cả nước tham gia.
Khác với các cuộc thi trước, Cuộc thi Tài năng Diễn viên Kịch nói toàn quốc lần này đã mở rộng lứa tuổi từ 18-45 tuổi. Đây là điều khích lệ lớn cho nhiều diễn viên làm nghề lâu năm, vì điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà chưa có điều kiện thể hiện những vai diễn kịch đã trăn trở và yêu thích.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Thành, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Cuộc thi Tài năng Diễn viên Kịch nói toàn quốc - 2023 đánh giá: Đây là một cuộc thi đòi hỏi thách thức với tất cả những người nghệ sỹ tham gia. Từ sự hỗ trợ không nhiều của các đơn vị, các nghệ sỹ đã phải tự lo phương tiện đi lại, ăn ở, bỏ tiền may phục trang, kinh phí thuê đạo diễn… và nhiều thứ khác. Dù vậy, các nghệ sỹ vẫn đem đến cuộc thi nhiều sự sáng tạo, tâm huyết và đạt chất lượng cao về mặt chuyên môn.
Trong cuộc thi, các nghệ sỹ đã trình diễn vô số các dạng vai có trong kịch cổ điển Hy Lạp, thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ chủ nghĩa cổ điển Pháp, thời kỳ kịch ánh sáng, kịch cận đại, kịch về đề tài lịch sử và dân gian Việt Nam, kịch Việt Nam hiện nay thậm chí cả chuyển thể truyện ngắn của Trung Quốc…
Do sự chuẩn bị kỹ càng trong khâu biên tập kịch bản, với cách chọn lựa những yếu tố quan trọng để bộc lộ hết phẩm chất lớn của các nhân vật, cùng với sự lao động sáng tạo của các diễn viên kết hợp với các thành phần khác (đạo diễn, trang trí, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng) nhiều vai diễn đã đạt độ hoàn chỉnh về hình tượng nhân vật, đã truyền được những cảm xúc và giá trị thẩm mỹ của nhân vật cho người xem.
Có thể kể đến vai Miễn trong trích đoạn “Ngàn dặm xa” do diễn viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Đoàn Kịch nói Hải Phòng) thể hiện; vai Mê đê trong trích đoạn “Mê đê” do Trần Thị Diễm Hương (Nhà hát Kịch Hà Nội) thể hiện; vai Thị Nở trong trích đoạn “Chí Phèo” của diễn viên Nguyễn Thị Minh Thu (Nhà hát Kịch Việt Nam) thể hiện; đặc biệt vai Minh Anh trong trích đoạn “Tâm thần khuyết” của diễn viên Phạm Thành Phương (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khang Entertainment) thể hiện đã trình bày lối diễn giản dị, tinh tế sâu sắc, không màu mè, đem lại hiệu quả cao và hiện đại. Đây là trích đoạn đáng để sân khấu kịch nói cả nước suy ngẫm…
Tuy nhiên, Hội đồng Giám khảo cũng lưu ý, trong cuộc thi này, có những diễn viên chọn vai chưa phù hợp gây bất lợi cho bản thân khi đi biểu diễn. Các thí sinh cần phải hiểu rõ mình hơn nữa khi chọn vai và cần biên tập kịch bản một cách kỹ càng, công phu, chọn lựa bạn diễn phù hợp, ê kíp đạo diễn phải hiểu diễn viên thì các nghệ sỹ mới có thể bộc lộ hết khả năng diễn, sẽ tạo được tính chỉnh thể, trọn vẹn của hình thể nhân vật.
* Hé lộ những tài năng múa rối
Trong 3 cuộc thi tài năng lần này, Cuộc thi tài năng Múa rối toàn quốc có số lượng diễn viên tham gia thấp nhất, gồm 20 diễn viên đến từ 5 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Các thí sinh tham gia dự thi ở các thể loại rối nước, rối cạn.
Nghệ sỹ Nhân dân Vương Duy Biên, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Cuộc thi Tài năng Múa rối toàn quốc năm 2022 chia sẻ, từ rất lâu rồi mới lại có một cuộc thi tài năng múa rối, bởi vậy, anh em nghệ sỹ múa rối rất phấn khởi. Điều đáng mừng là tất cả các cuộc biểu diễn khán giả đều đến xem rất đông, buổi nào cũng kín khán phòng, điều đó chứng tỏ, nghệ thuật múa rối cũng tạo nên sự hấp dẫn cho công chúng.
Theo đánh giá của Nghệ sỹ Nhân dân Vương Duy Biên, qua cuộc thi tài năng lần này đã hé lộ những tài năng của nghệ thuật múa rối, điều này chứng tỏ các nghệ sỹ dù khó khăn, nhưng vẫn rất say mê sáng tạo, luyện tập để có những tiết mục dự thi hấp dẫn. Có thể kể đến nghệ sỹ Ngô Doãn Thịnh (Nhà hát Múa rối Việt Nam) với nhân vật rối Phú ông trong trích đoạn “Câu chuyện những chiếc rìu”, nghệ sỹ Hà Bình Minh (Nhà hát Múa rối Thăng Long) với nhân vật rối Macbeth trong trích đoạn “Ám ảnh kinh hoàng” - trích trong vở Macbeth…
“Chúng tôi mong rằng các nghệ sỹ trẻ đã thành công trong cuộc thi lần này sẽ tiếp tục giúp nghệ thuật múa rối thêm phần hấp dẫn, đồng thời mong rằng, trong các cuộc thi sau sẽ xuất hiện thêm nhiều tài năng hơn nữa. Hy vọng rằng cuộc thi tài năng nghệ thuật múa rối sẽ là cú hích để nhiều nghệ sỹ trẻ tiếp tục đầu quân cho nghệ thuật múa rối, để nghệ thuật múa rối tiếp tục phát triển và mang lại niềm vui cho công chúng”, Nghệ sỹ Nhân dân Vương Duy Biên chia sẻ.
Đánh giá về tầm quan trọng của việc tổ chức các cuộc thi tài năng nghệ thuật lần này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, đây là những cuộc thi rất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của mỗi loại hình nghệ thuật. Với gần 200 tiết mục, trích đoạn, tiểu phẩm và phần biểu diễn của gần 140 diễn viên đăng ký tham gia tranh tài tại 3 cuộc thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật chuyên nghiệp lần này có nhiều tiết mục, trích đoạn, tiểu phẩm và phần biểu diễn đặc sắc; Các tác phẩm khắc họa sâu sắc về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán và sự tinh tế trong văn hóa nghệ thuật. Đã xuất hiện nhiều nghệ sỹ, diễn viên tài năng đạt trình độ cao về kỹ thuật biểu diễn và kỹ năng diễn xuất. Nhiều tiết mục đã có sự tìm tòi các phương thức thể hiện mới đã đạt được vẻ đẹp, tính kỹ thuật của tiết mục, đảm bảo đúng phong cách, giữ được hồn cốt của loại hình nghệ thuật mà thí sinh dự thi. Nhiều tiết mục có được bố cục hoàn chỉnh, logic về ý tưởng đã thực sự chinh phục được ban giám khảo và khán giả.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đề nghị, sau cuộc thi này, lãnh đạo các nhà hát, các đoàn nghệ thuật, các cơ sở đào tạo tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tiết mục biểu diễn, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các diễn viên tiếp tục những sáng tạo của mình để chinh phục những đỉnh cao mới trên con đường phát triển tài năng, đồng thời tạo nguồn diễn viên chất lượng cao đáp ứng được sự phát triển nghệ thuật nước nhà và hội nhập quốc tế trong thời gian tới./.