Trang bị kiến thức, kỹ năng về đái tháo đường thai kỳ, nâng cao sức khỏe cộng đồng
Tại Việt Nam, theo khảo sát năm 2020, cứ 5 phụ nữ mang thai có 1 người mắc đái tháo đường thai kỳ. Đây là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
(TTXVN) Ngày 8/12, tại Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Bình phối hợp với Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Nam Đan Mạch tổ chức hội thảo khởi động dự án “Đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam”. Đây là giai đoạn 2 của dự án “Sống chung với bệnh mãn tính: Hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam” do Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch tài trợ.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Duy Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trưởng ban Quản lý dự án nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng nhằm điều tra, khảo sát và can thiệp đối với đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam cũng như tỉnh Thái Bình. Dự án sẽ được triển khai tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đặc biệt là những cơ sở chuyên khoa theo dõi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong giai đoạn 2022-2025.
Để chuẩn bị thực hiện dự án, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Nam Đan Mạch đã phối hợp chặt chẽ xây dựng chi tiết kế hoạch, bộ câu hỏi phỏng vấn để có được khảo sát chính xác nhất. Dự án sẽ được triển khai tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đặc biệt là những cơ sở chuyên khoa theo dõi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong giai đoạn 2022-2025.
Để chuẩn bị thực hiện dự án, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Nam Đan Mạch đã phối hợp chặt chẽ xây dựng chi tiết kế hoạch, bộ câu hỏi phỏng vấn để có được khảo sát chính xác nhất.
Đại diện Ban Quản lý dự án Trường Đại học Y Dược Thái Bình cho biết, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở Đông Nam Á hiện là 27%. Tại Việt Nam, theo khảo sát năm 2020, cứ 5 phụ nữ mang thai có 1 người mắc đái tháo đường thai kỳ. Đây là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Do vậy, việc phát hiện, chăm sóc phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng, bảo đảm an toàn cho bà mẹ và trẻ em.
Dự án bao gồm 5 gói công việc cụ thể: Tuyển chọn, phỏng vấn và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cho 2.000 phụ nữ mang thai tại Thái Bình; phỏng vấn sâu 30-60 phụ nữ mắc bệnh; tiến hành can thiệp truyền thông cho 200 phụ nữ mắc bệnh và tổ chức các hoạt động đào tạo, hội thảo khoa học xung quanh chủ đề này.
Dự án được thực hiện góp phần nâng cao ý thức, trang bị kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ và người chăm sóc, từ đó tác động nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Dự án “Sống chung với bệnh mãn tính: Hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam” do Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch tài trợ, đơn vị thực hiện gồm Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Nam Đan Mạch.
Giai đoạn 1 của dự án được triển khai từ năm 2018 đến năm 2022 tại 8 xã của huyện Vũ Thư và Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình). Dự án đã nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập thông tin từ 848 bệnh nhân đái tháo đường và trên 1.200 người chăm sóc, qua đó góp phần đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hạn chế và các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc người bệnh đái tháo đường tại gia đình và cộng đồng /.
- Từ khóa:
- Thái Bình
- Đái tháo đường thai kỳ
- bệnh mãn tính