Văn hóa

Những loại hình sân khấu truyền thống độc đáo

Là một trong những tinh hoa của truyền thống nghệ thuật dân tộc, hàng trăm năm qua, sân khấu truyền thống (chèo, tuồng, cải lương…) đã in đậm dấu ấn trong đời sống tinh thần-thẩm mỹ của các thế hệ người Việt Nam.

TTXVN - Kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc Việt Nam có một số loại hình sân khấu truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa, tồn tại từ lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước... và mới hơn như cải lương, kịch dân ca.

* Chèo: Là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

* Tuồng: Loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.

* Múa rối: Nghệ thuật múa rối tồn tại trên dưới 1000 năm, phát triển mạnh nhất vào thế kỷ XI - XII. Gồm 2 loại hình: múa rối cạn và múa rối nước...

* Dân ca kịch: Xuất hiện từ sau Cách mạng tháng Tám, dân ca kịch hình thành và phát triển dựa trên nền tảng các làn điệu dân ca, các hình thức diễn xướng văn hóa dân gian đặc sắc, đặc trưng cho mỗi vùng miền như: Dân ca Bài chòi, dân ca Huế, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh...

* Cải lương: Là loại hình nghệ thuật có sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và chịu ảnh hưởng của kịch nghệ phương Tây, hình thành từ năm 1918 ở Nam Bộ. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cải lương đã trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân không chỉ ở vùng đất Nam Bộ mà có sự lan tỏa ra cả nước.

1
TTXVN

Tin liên quan

Xem thêm